‘boat home boat’
2016
stainless steel, iron, wood
6m(l) x 1m(w) x 1.4m(h)
unique + 1 AP
(this work is also available in an alternate language to English, unique + 1 AP)
exhibited
+ Be Open – 30 years of Fine Arts after Doi Moi (1986 – 2016), Vietnam Fine Arts Museum, Hanoi, VN – Sep 2016 [+link]
+ A Solo Exhibition by Ly Hoàng Ly – THE FACTORY Contemporary Arts Centre, HCMC, Vietnam – Aug to Sep 2017 [+link]
The sculpture and artist book, both titled ‘boat home boat’, bear the same physical form: they begin with the shape of a house at one end, and close with the shape of a boat at the other; their middle sections both open into leaves that resemble ocean waves. Scattered on these waves are words describing one’s journey of loss (of home and loved ones), fear (of death and the unknown), and dislocation (of identity and root) as they traverse across seas. Throughout time, humankind – because of conflict, upheaval or disasters; and out of curiosity, survival or grief – have continuously set sail and crossed seas to find new places of shelter, at times going deep into the unknown. In this search for the next new ‘home’, their identities and sense of belonging are dismantled and transformed; and their memory of place, time and history changes as a result of losing connection with their past.
The appearance of the same content (as written words on the pages of the artist book, and as engravings into the sculptural structure) reinforces the power of repetition, and reminds us to be conscious of the remembering of former times and the questioning of the present. By our re-reading as the viewer, we intensify the volume of a particular voice, and circulate a particular narrative that is often forgotten in the memorisation and documentation of history.
Bill Nguyễn
*
‘thuyền nhà thuyền’
2016
thép không rỉ, sắt, gỗ
6m(d) x 1m(r) x 1.4m(c)
độc bản + 1 bản nghệ sĩ
(tác phẩm này cũng được sáng tác dưới ngôn ngữ khác, độc bản + 1 bản nghệ sĩ)
Cả tác phẩm điêu khắc lẫn sách nghệ sĩ đều khoác lên mình cùng một thể thức: mở ra với hình hài ngôi nhà ở một đầu, đóng lại với hình hài con thuyền ở đầu kia; khúc giữa xếp gấp, trải ngang theo đường chân trời như những đợt sóng. Rải rác trên bề mặt những đợt sóng ấy, ẩn hiện những ghi chép về hành trình của sự mất mát (mái ấm và người thân), của sự sợ hãi (trước cái chết và cái chưa-biết, chưa-thấy) và của sự lạc chốn (của căn tính và cội rễ) trên quãng đường lênh đênh trên biển. Xuyên suốt lịch sử, loài người – vì những lý do mâu thuẫn, thăng trầm, thiên tai; vì tò mò, vì sự sống còn, vì đau thương – đã không ngừng giương buồm vượt biển để kiếm tìm những nơi nương náu mới, đôi khi lao vào những thế giới chưa-được-biết, chưa-được-thấy. Trên quá trình này, căn tính, văn hoá và cảm thức thuộc về một nơi chốn của họ bị tách rời; kí ức về thời gian, không gian và lịch sử của họ bị chuyển dịch; vì thế mà liên tục hình thành và biến đổi. Sự điệp lại của cùng một nội dung (dưới dạng chữ viết – trong sách nghệ sĩ, và dạng chữ khắc – vào cấu trúc điêu khắc) củng cố sức mạnh của sự trùng hiện và sự hồi tưởng; như một lời gợi nhắc, rằng quá khứ phải được ghi nhớ, hiện tại phải bị chất vấn. Bằng cách đọc-lại trong vai trò người xem, ta thổi bùng lên chiều kích của một trần thuật và tiếng nói thường bị bỏ khuất trên hành trình ghi nhớ và tư liệu hoá lịch sử.
Bill Nguyễn